Chia sẻ bệnh tiểu đường
Cách khắc phục tâm lý cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa mãn tính ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần bao gồm cả sức khỏe tâm lý của những người sống chung với nó. Vậy bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách khắc phục tâm lý cho người tiểu đường.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ lo lắng về những biến chứng sẽ bị ảnh hưởng đến cuộc sống của mình về sau. Hoặc có thể bạn phải vất vả để kiểm soát đường huyết hằng ngày. Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, stress bị ảnh hưởng bởi sự điều tiết bất thường của hormone căng thẳng và sự hiện diện tương đối của insulin tại thời điểm căng thẳng. Cảm thấy khó khăn, mệt mỏi hoặc bi quan về những gì căn bệnh có thể gây ra hoặc góp phần dẫn đến trầm cảm. Hơn nữa, khi bạn bị trầm cảm, bạn lại càng bi quan hơn về căn bệnh tiểu đường của mình.
Các triệu chứng trầm cảm thông thường đối với người bệnh tiểu đường

Tâm lý người tiểu đường
– Thường xuyên cảm thấy buồn, bi quan, hoặc cảm thấy không thể thư giãn, thưởng thức điều gì.
– Thờ ơ với các hoạt động hằng ngày và các mối quan hệ.
– Cảm thấy lo lắng thường xuyên hơn.
– Uể oải, thiếu năng lượng.
– Khó tập trung và không có động lực.
Khi mắc trầm cảm, cách khắc phục tâm lý cho người tiểu đường là bạn nên đến gặp bác sĩ có thể tư vấn, hoặc nếu nặng hơn bác sĩ sẽ chỉ định cho thuốc chống trầm cảm. Nhờ bác sĩ tư vấn có thể giúp bạn có cách suy nghĩ và cư xử khác. Hoặc bạn có thể tâm sự với người thân có thể giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn về những gì bạn đang trải qua. Khi bạn bi quan, cố gắng tránh tạo thêm áp lực không cần thiết. Đồng thời bạn nên dành cho bản thân khoảng thời gian để thư giãn, hoặc thực hiện các hoạt động thể chất để giảm stress như đi bộ, chạy bộ hay chơi thể thao, tập yoga.
Chăm sóc bệnh tiểu đường khi mắc trầm cảm: Bạn nên cố gắng đặt ra những mục tiêu nhỏ, ví dụ như uống thuốc, kiểm tra đường huyết bao nhiêu lần trong ngày. Khi bạn cảm thấy khó khăn trong việc tự chăm sóc mình, bước đầu tiên là nên nhờ giúp đỡ hoặc hỏi bác sĩ.
Những cách có thể tránh khỏi trầm cảm

Cách khắc phục tâm lý cho người tiểu đường
Bất cứ việc gì làm bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn đều có thể giúp bạn phòng ngừa trầm cảm, như:
– Thường xuyên dành thời gian cho các hoạt động giao tiếp xã hội như gặp gỡ bạn bè, hoặc dành thời gian cho những sở thích riêng của bạn.
– Làm những việc thiện nguyện cũng giúp bạn cảm thấy hữu dụng hơn.
– Tăng cường vận động giúp ngăn ngừa hoặc đẩy lùi trầm cảm bởi vì nó làm tăng nồng độ các hóa chất gây phấn chán như endorphin trong não.
Các vấn đề tâm lý xã hội phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường thường dẫn đến tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống xã hội của bệnh nhân, nếu không được giải quyết. Hi vọng qua bài viết sẽ gợi ý cho bạn về cách khắc phục tâm lý cho người tiểu đường.