Chia sẻ bệnh tiểu đường
Dứa có tốt cho bệnh tiểu đường
Để trả lời cho câu hỏi dứa có tốt cho bệnh tiểu đường không thì theo nghiên cứu khoa học Dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều hơn một số loại trái cây khác, nhưng những người mắc bệnh Tiểu đường vẫn có thể kết hợp dứa trong bữa ăn theo 1 chế độ lành mạnh.
Các loại trái cây nói chung đều chứa Carbohydrate – là yếu tố góp phần tăng lượng đường huyết của bạn. Tuy nhiên, Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA), với những người mắc bệnh tiểu đường thì việc ăn trái cây là có lợi. Trái cây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong bài Viết này, Bein Nutri sẽ thảo luận về cách mà dứa và các loại trái cây khác ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường và gợi ý cách tốt nhất để kết hợp dứa vào kế hoạch ăn kiêng.
Dứa có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?
Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp vì chúng có chứa fructose và chất xơ, giúp cơ thể tiêu hóa carbohydrate chậm hơn, dẫn đến lượng đường huyết của bạn không bị tăng đột ngột và ổn định theo thời gian.
Hơn nữa, dứa lại là loại quả có điểm GI trung bình – điều đó có nghĩa là chúng có ảnh hưởng tích cực đến bệnh nhân tiểu đường nhiều hơn nhiều loại trái cây khác.
Nếu bạn chưa biết về chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI) bạn có thể chia chúng thành 3 nhóm như sau:
- Thực phẩm có điểm GI thấp khi chúng đạt mức điểm 55;
- Thực phẳm có điểm GI trung bình là những loại đạt điểm từ 56 – 69;
- Thực phẩm có GI cao khi đạt điểm trên 70.
Dứa tươi có điểm GI là 66 – đồng nghĩa với việc dứa đạt chỉ số đường huyết ở mức trung bình. Vì vậy, nếu bạn ăn dứa ở mức điều độ và kết hợp nó với protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe ( chẳng hạn như chất béo từ các loại hạt, bơ) thì bạn vẫn có thể ăn trái cây ngọt mà không cần quá lo lắng về sự ảnh hưởng của nó đến bệnh tiểu đường.
Ngoài dứa rất tốt cho bệnh tiểu đường bạn cũng có thể tham khảo một số loại trái cây có chỉ số GI trung bình khác như: chà là, nho, việt quất… Giống như các loại thực phẩm khác, GI của dứa cũng có thể thay đổi, tùy thuộc vào việc bạn kết hợp nó với loại thực phẩm nào. Khi bạn kết hợp một loại carbohydrate xơ với protein và chất béo có lợi cho sức khỏe, nó sẽ ngăn chặn việc bạn ăn quá nhiều bởi nó giúp bạn no lâu hơn và giúp giảm bất kì sự tăng đột biến nào của lượng đường trong máu.

Dứa có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến GI bao gồm:
- Độ chín của trái cây ( quả chín hơn sẽ có điểm GI cao hơn )
- Cách chế biến ( trái cây tươi có chỉ số Gi thấp hơn nước ép )
Dứa là một nguồn cung cấp vitamin C và megan dồi dào. Đồng thời nó cũng chứa chất xơ, vitamin A và B, cũng như một loại hợp chất gọi là bromelain, có nhiều lợi ích sức khỏe theo nhiều chứng minh khoa học. Những yếu tố trên làm cho dứa trở thành một món bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn của những người mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm bài Viết:
Người bệnh tiểu đường nên dùng những loại đường này!
Chỉ số đường huyết và những kiến thức bạn cần biết!
Sữa có tốt cho người bệnh tiểu đường?
Dứa ăn như thế nào thì tốt cho tiểu đường?
Cách để bạn ăn dứa tốt cho tiểu đường một cách khỏe mạnh và đảm bảo là ăn dứa tươi hoặc dứa được làm mát. Những loại dứa đóng hộp thường chứa thêm đường và chất bảo quản, đặc biệt là khi dứa được bào chế thành siro. Vì vậy hãy hạn chế càng ít càng tốt những loại dứa đóng hộp, siro cũng như các loại hoa quả đóng hộp khác vì chúng thật sự không tốt cho bệnh tiểu đường của bạn.
Để có thể hạn chế tác động đến lượng đường trong máu, hãy ăn dứa ở mức độ vừa phải cũng như kết hợp dứa với protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe để giảm thiểu tổng giá trị GI của bữa ăn. Bạn cũng nên thử dùng dứa như một món tráng miệng sau khi ăn thực phẩm có GI thấp, chẳng hạn như:
- Gạo lứt;
- Lúa mạch;
- Bánh mỳ ngũ cốc;
- Mỳ ống nguyên chất;
- Đậu;
- Yến mạch cán;
- Protein nạc;
- Chất béo lành mạnh.
Cách đơn giản nhất để chuẩn bị trái cây cho người bệnh tiểu đường là phục vụ họ các loại trái cây tươi như một món ăn phụ hoặc món tráng miệng, hoặc hãy thử xào nấu nó với những loại đồ ăn chính khác.
Những loại trái cây khác tốt cho bệnh tiểu đường
Ngoài câu hỏi dứa có tốt cho tiểu đường không những người đang mắc bệnh tiểu đường cũng có câu hỏi tương tự với trái cây khác. Thông tin vui là người bệnh có thể kết hợp nhiều loại trái cây vào chế độ ăn của họ để có thể đạt được những lợi ích to lớn trong việc kiểm soát bệnh một cách khỏe mạnh. Một một loại hoa quả lại chứa những vitamin và khoáng chất khác nhau nên hầu hết chúng đều tốt khi giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết nhưng vẫn không bị thiếu chất.
Theo ước tính của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ ( ADA) : Khoảng một nửa cốc trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp có chứa 15gram carbohydrate. Vì thế họ khuyên bạn nên ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây không thêm đường.
Danh sách các loại trái cây phổ biến nhưng rất lành mạnh và hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Chuối, cam, đu đủ, bơ, mận, dâu đen, dưa hấu, bưởi, việt quất, dâu tây, đào.

Những loại trái cây khác tốt cho bệnh tiểu đường
Tổng kết
Đối với những người mắc bệnh luôn đặt ra câu hỏi dứa có tốt cho tiểu đường không và muốn kết hợp trái cây vào chế độ ăn cho người tiểu đường thì dứa có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên vì chúng cũng chứa đường nên bạn nên ăn ở mức độ chừng mực. Ăn dứa tươi thay vì chọn dứa đóng hộp, nước ép hoặc sinh tố có thêm đường. Hãy thử kết hợp dứa với thực phẩm chứa protein, chất xơ để đảm bảo lượng đường huyết không tăng đột biến.
Tổng hợp tài liệu học thuật từ Medicalnewstoday
By
Nguyệt Linh
BeinNUTRI® Nature’s Secret