Chia sẻ bệnh tiểu đường
Tiểu đường thai kì sau bao lâu thì khỏi?
Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ (GDM) đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới và nó là một biến chứng nội tiết phổ biến trong thực hành sản khoa ngày nay. Vậy tiểu đường thai kì sau bao lâu thì khỏi và như thế nào thì nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, chúng ta cùng tìm hiểm bài viết sau đây để hiểu hơn vấn đề này.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose xảy ra ở phụ nữ có thai. Là một loại bệnh tiểu đường được nhìn thấy lần đầu tiên ở một phụ nữ mang thai không bị tiểu đường trước khi mang thai. Một số phụ nữ có nhiều hơn một thai kỳ bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ. Các bác sĩ thường kiểm tra nó trong khoảng từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.
Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát thông qua việc ăn thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đôi khi một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng phải dùng insulin.
Tiểu đường thai kì sau bao lâu thì khỏi?

Tiểu đường thai kì sau bao lâu thì khỏi?
Có đến 90% thai phụ bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh con, thường sau 1-3 tháng sau sinh thì chỉ số đường huyết sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp từ tiểu đường thai kỳ vẫn hoàn toàn có thể phát triển thành tiểu đường tuýp 2, do vậy trong thời gian mang bầu và sau sinh thì phụ nữ vẫn cần phải luôn theo dõi, kiểm soát lượng đường trong cơ thể và tới bệnh viện xét nhiệm chỉ số đường huyết sau khi sinh từ 6-12 tuần.
Một số lời khuyên cho phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:
– Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn đa dạng các loại thực phẩm, nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chế biến sẵn.
– Tập thể dục thường xuyên: là một cách khác để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Khoảng 30 phút mỗi ngày hoạt động thể chất cường độ vừa phải ít nhất năm ngày một tuần. Bạn thể là đi bộ, bơi lội, yoga,…
– Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: vì mang thai khiến nhu cầu năng lượng của cơ thể thay đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết được tốt nhất.
– Sử dụng Insulin, nếu cần: đôi khi một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải dùng insulin. Nếu insulin được bác sĩ yêu cầu, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
– Kiểm tra bệnh tiểu đường sau sinh: hãy kiểm tra bệnh tiểu đường 6 đến 12 tuần sau khi sinh và sau đó tối đa là 6 tháng nên đi khám định kỳ một lần.
– Nuôi con bằng sữa mẹ: Có một số bằng chứng cho thấy việc cho con bú có thể làm giảm khả năng thừa cân của bé khi trưởng thành. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp bạn giảm cân sau khi mang thai, và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Chỉ số đường huyết của phụ nữ tiểu đường thai bao nhiêu là nguy hiểm

Chỉ số đường huyết của phụ nữ tiểu đường thai bao nhiêu là nguy hiểm
Khi kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói là > 7 mmol/L và HbA1c > 6.5%, chỉ số đường huyết kiểm tra ngẫu nhiên > 11,1mmol/L thì sẽ chẩn đoán bệnh tiểu đường lâm sàn.
Khi kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói từ khoảng 7 mmol/L thì sẽ chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
Khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ, kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói < 5 mmol/L thì thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Qua bài viết hi vọng rằng đã giải đáp phần nào được thắc mắc của bạn về tiểu đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.