Chia sẻ bệnh viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Viêm khớp dạng thấp ít phổ biến hơn viêm xương khớp, nhưng dù sao nó được ước tính sẽ ảnh hưởng đến hơn 400.000 người trưởng thành. Không có cách chữa trị vĩnh viễn và nó có thể có tác động cá nhân đáng kể cho những người mắc bệnh và gia đình và người chăm sóc họ. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể giúp kiểm soát nó và giúp mọi người tiếp tục cuộc sống năng động và đầy đủ. Quản lý y tế bằng liệu pháp thuốc và có chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh nhằm mục đích giảm đau và cứng khớp và giúp vận động, và sửa đổi tiến triển của bệnh có thể hạn chế chức năng trong các hoạt động hàng ngày.
Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp ăn gì
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một loại bệnh tự miễn do hệ miễn dịch tự chống phá, hủy hoại các mô tế bào trong cơ thể. Do đó đến nay y học vẫn chưa tìm ra liệu pháp chữa trị cho bệnh này. Bệnh viêm khớp dạng thấp thường đi kèm với các triệu chứng: bị sốt, sưng khớp và nổi các cục u ở khớp,làm cho người bệnh chán ăn, cơ thể xanh xao, thiếu dinh dưỡng. Viêm khớp dạng thấp có liên quan đến một số biến chứng và bệnh đi kèm như: tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và loãng xương ( một tình trạng làm suy yếu xương).
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nên ăn uống đủ chất:

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì
– Rau củ: Nên dùng trên 300g rau có màu xanh thẫm hoặc màu cam và 200g hoa quả mỗi ngày. Lưu ý chọn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, ít đường như: Chanh, bưởi, dâu tây, đào,… Chất xơ và các loại vitamin có trong rau qủa sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tránh táo bón ( tình trạng thường gặp ở người bệnh khớp).
– Glucose (tinh bột): Ăn đầy đủ các thức ăn giàu tinh bột như: Cơm, khoai, củ để tránh bị thiếu dinh dưỡng. Trường hợp bạn đang dùng các loại thuốc có corticoid ( cortison, prednisolon, medexa,..) thì cần tránh những loại thức ăn nhiều đường như bánh, kẹo, chè, nước mía, các loại hoa quả có hàm lượng đường cao.
– Chất đạm: Khi bị viêm khớp dạng thấp bạn cần đủ 50g thịt, 100g đậu đỗ mỗi ngày. Bạn có thể ăn 3-4 quả trứng/ tuần. Trường hợp người có cholesterol máu cao thì cần giảm xuống 1-2 trứng/ tuần. Các loại thực phẩm giàu đạm như: Thịt, cá, trứng, sữa, nghêu, tào phớ và các loại đậu đều có lợi cho sức khỏe. (Lưu ý: Chỉ ăn thịt nạc, bỏ da và tuyệt đối không ăn nội tạng động vật. Nên thay bớt các loại đạm động vật thành đạm thực vật. Người bệnh cần tăng cường uống sữa, vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh xương khớp).
– Lipit ( chất béo): Bệnh nhân nên dùng dầu thực vật thay cho dầu động vật. Chất béo bão hòa có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây bất lợi cho việc điều trị. Những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa là: Các sản phẩm động vật như: Thịt heo hun khói, thịt bò, cầy, bơ động vật,.. Các chất này có thể làm tăng prostaglandin. Trong đó prostaglandin là chất gây viêm, đau, sưng và phá hủy khớp ở những người bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng quá 20g dầu thực vật mỗi ngày. Các loại dầu thực
vật tốt nhất là dầu lạc, dầu vừng,… Không nên ăn nhiều acid béo Omega-6: Đây là loại dầu thực vật chứa acid linoleic. Nó có trong dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, mầm lúa mì,.. Vì nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư, kích thích phản ứng viêm hoặc tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Làm cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
– Muối, đường: Bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn các loại thực phẩm không quá mặn hoặc quá nhạt. Cần hạn chế lượng muối ở mức không quá 10g/ ngày và đường ở mức 20g/ ngày.
Bên cạnh những chế độ ăn uống trên, người bệnh nên tìm cho mình những phương pháp luyện tập vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể lực. Hoạt động thể chất có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ khớp bằng cách giữ cho cơ bắp chắc khỏe, giảm tải khớp, tăng phạm vi chuyển động và giảm độ cứng.